0966310618

Giá chuyến đi:
Đang cập nhật...

Xem trên bản đồ

Giá trên áp dụng từ 07h00 – 22h00 (Ngoài khung giờ phụ phí 30.000VND-50.000VNĐ) Giá trên chưa bao gồm VAT.

Giá chuyến đi:
Đang cập nhật...

Xem trên bản đồ

Giá trên áp dụng từ 07h00 – 22h00 (Ngoài khung giờ phụ phí 30.000VND-50.000VNĐ) Giá trên chưa bao gồm VAT.

Khám phá đền Cổ Loa: ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất Hà Nội

Khám Phá Đền Cổ Loa

Đền Cổ Loa là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam, nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương, vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên.

Đền Cổ Loa được xây dựng trên 3 vòng thành, bao gồm: thành ngoài, thành giữa và thành trong. Thành ngoài có chu vi 8km, thành giữa có chu vi 6,5km và thành trong có chu vi 1,6km.

Trong quần thể di tích Đền Cổ Loa có nhiều công trình kiến trúc cổ kính, nổi tiếng như đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Mỵ Châu.

Đền Cổ Loa là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đến với Đền Cổ Loa, du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo.

Đền Cổ LoaĐền Cổ Loa là nơi thờ tự vua An Dương Vương (Ảnh: Sưu tầm)

Nếu có dịp đến du lịch miền Bắc, đặc biệt là du lịch Hà Nội bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm di tích đền Cổ Loa – ngôi đền linh thiêng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội. Đây chắc chắn sẽ trở thành một kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá mọi miền Tổ quốc của bạn.

1. Đền Cổ Loa ở đâu?

Đền Cổ Loa còn được gọi là đền thờ vua An Dương Vương hoặc đền Thượng, toạ lạc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 24km, đền Cổ Loa là địa điểm vui chơi Hà Nội thu hút các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần.
Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A sau đó đi qua cầu Huống và đến thị trấn Yên Viên. Sau khi đến thị trấn, bạn đi theo hướng bên trái theo quốc lộ 3 khoảng 5km sẽ đến lối rẽ vào đền Cổ Loa. Bạn có thể dùng định vị trên điện thoại để di chuyển dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể đến đền Cổ Loa bằng xe bus. Nếu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt bus số 46 còn nếu xuất phát từ bến xe Long Biên thì bạn có thể đi xe 15 hoặc 17 là có thể tới địa điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội vô cùng ý nghĩa này.

Đền Cổ LoaThượng điện của đền Cổ Loa (Ảnh: Sưu tầm)

2. Đền Cổ Loa thờ ai?

Đền Cổ Loa là nơi thờ vua An Dương Vương – người lập nên đất nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông trị vì nước Âu Lạc từ năm 257 đến năm 208 TCN. Còn theo Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác của vua An Dương Vương là từ năm 208  đến năm 179 TCN. Sau khi ông mất được lập đền thờ tại Thành Cổ Loa và nơi đây hiện nay là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội.

3. Top trải nghiệm tham quan đền Cổ Loa hấp dẫn du khách

Đền Cổ Loa có diện tích khoảng 19.139,6 m2 và được xây dựng theo hướng Nam, các công trình kiến trúc của đền Cổ Loa đều nằm trên trục Thần đạo (Dũng đạo).

Du khách đến thăm đền Cổ Loa ngoài dâng hương tưởng công lao dựng nước của các bậc tiền nhân, cầu mong bình an, may mắn thì còn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa.

3.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, độc đáo của đền Cổ Loa

Đền Cổ Loa được xây dựng trên một gò đất cao, nằm dưới chân lũy thành Cổ Loa cũ, góc Tây – Nam. Ngay phía trước đền có 2 con rồng làm bằng đá, sân đền được lát bằng đá xanh. 

Đi qua cổng ngoài của đền bạn sẽ thấy cổng tam quan cổ kính với kiến trúc 2 lầu thượng, hai bên là hai giống mắt rồng nằm đối xứng nhau.

Phía trong cổng tam quan là sân đền, hai bên có nhà khách cho bà con dừng chân sửa lễ.

Đền Cổ LoaMột góc phía Tây đền Cổ Loa (Ảnh: Sưu tầm)

Đền thờ vua An Dương Vương gồm hạ điện và thượng điện. Hạ điện là một ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc cổ có 3 gian, to, cao và có cột lớn bằng gỗ lim, tám mái cong vút. Hai bên của hạ điện sẽ có hai dãy nhà được xây nối liền với thượng điện. Ở giữa là một nhà chồng diêm có 8 mái cao.

3.2 Thăm giếng Ngọc, lắng nghe câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Ngay phía trước khu đền có một hồ nước tương đối lớn, hình cung tròn, bờ hồ được kè bằng đá, xung quanh có lối đi dạo và trồng cây xanh. Giữa hồ là giếng Ngọc.

Theo truyền thuyết, đây chính là hồ nước mà công chúa Mỵ Châu cùng chồng là Trọng Thuỷ thường đi thuyền du ngoạn trước khi Triệu Đà xâm lược nước ta. Sau chiến tranh, Trọng Thuỷ vì quá ân hận khi gây nên cái chết của Mỵ Châu nên đã nhảy xuống nơi đây kết liễu cuộc đời.

Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng dòng máu của công chúa Mỵ Châu khi bị vua An Dương Vương chém đầu đã rơi xuống biển và biến thành ngọc trai. Ngọc trai đem về rửa ở hồ nước này trở nên sáng và đẹp hơn. Chính vì vậy, nơi đây đã được dân gian gọi tên là giếng Ngọc.

3.3 Tham dự lễ hội đền Cổ Loa với nhiều hoạt động hấp dẫn

Lễ hội đền Cổ Loa Đông Anh được tổ chức từ ngày mùng 6 Tết đến hết ngày 18 tháng Giêng hằng năm tại đền Cổ Loa. Tuy nhiên, lễ hội thường chỉ được tổ chức từ 3 – 5 năm 1 lần. Chính vì vậy, nếu có dịp bạn hãy cùng gia đình dành thời gian du xuân đến tham dự lễ hội đặc sắc này.

Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh công lao của Thục Phán An Dương Vương và giáo dục cho người dân về tinh thần đoàn kết, sự hy sinh vì đất nước của ông cha ta từ xa xưa.

Đền Cổ LoaLễ hội đền Cổ Loa thu hút đông đảo du khách (Ảnh: Sưu tầm)

Giống như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Cổ Loa được tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội với nhiều nghi thức độc đáo cùng những trò chơi dân gian thú vị.

4. Các địa điểm khác trong di tích Cổ Loa nên ghé thăm

4.1 Đình Cổ Loa – Ngự Triều Di Quy

Đình Cổ Loa hay còn gọi là Đình Ngự Triều Di Quy năm ngay trong khu thành Nội, cách đền thờ vua An Dương Vương khoảng 300m về hướng Đông.

Đền Cổ LoaNét đẹp cổ kính của Đình Cổ Loa (Ảnh: Sưu tầm)

Đình được xây dựng trên nền của cung điện thiết triều ngày xưa của vua An Dương Vương. Đây là một công trình kiến trúc lớn có bố cục bằng hình chữ Đinh bao gồm 5 gian, 4 trái và 1 hậu cung. Công trình này mang nét đẹp cổ kính đặc trưng với những đường nét chạm khắc trên gỗ tinh xảo, những câu đối cổ…

Nơi đây là một địa điểm tham quan chắc chắn không thể bỏ qua khi đến thăm đền Cổ Loa.

4.2 Hào thành Cổ Loa

Ngôi thành này được xây dựng bằng cách đào đất đến đâu thì khoét hào đến đó, đắp thành đến đâu thì xây lũy đến đó. Mặt bên ngoài luỹ thường có dốc thẳng đứng, mặt bên trong thì xoải để quân địch đánh vào thành thì rất khó nhưng từ bên trong đánh ra lại rất dễ. Chính vì vậy mà thành có hình cuốn như con ốc rất độc đáo. 

4.3 Am Công chúa Mỵ Châu

Am Công chúa Mỵ Châu hay còn có tên gọi khác là đền thờ Mỵ Châu hay am Bà Chúa nằm ngay phía Tây của đình Cổ Loa.

Phía trước của am từng có một cây đa cổ thụ, tương truyền là do Ngô Quyền đã trồng. Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đến nay cây đã đã không còn nữa mà chỉ còn một vòm cửa xây bằng gạch, chính là dấu tích cuối cùng dưới vòm của những rễ cây đa khi xưa.

Đền Cổ LoaVòm cây tại am Công chúa Mỵ Châu (Ảnh: Sưu tầm)

Bên trong am Công chúa Mỵ Châu có một bức tượng đá rất đặc biệt có hình dạng giống như một người phụ nữ không đầu đang ngồi, hay tay buông dọc xuống gối. Đây được người dân tương truyền chính là di thể của công chúa Mỵ Châu.

Ngày nay, nhiều người tìm đến am Công chúa Mỵ Châu để cầu xin về chuyện tình duyên, hạnh phúc gia đình.

4.4 Đền thờ Cao Lỗ

Tướng quân Cao Lỗ là một vị tướng tài của vua An Dương Vương. Ông chính là người khuyên vua dời đô về Phong Khê và thiết kế, xây dựng thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần.

Với tấm lòng thành kính các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, con cháu đã lập đền thờ tướng quân Cao Lỗ ngay trong thành Cổ Loa, cách đền thờ vua An Dương Vương 150m. Trong đền thờ còn có bức tượng tướng quân Cao Lỗ oai phong bắn nỏ trên ao nước phía trước đền.

Để phục vụ nhu cầu đi lại du lịch tại Hà Nội quý khách có thể lựa chọn dịch vụ Taxi Nội Bài của Alotaxinoibai

Alotaxinoibai – Phục vụ dịch vụ taxi nội bài – Hà Nội

Alotaxinoibai là dịch vụ taxi sân bay giá rẻ, chuyên phục vụ các tuyến đường từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài và ngược lại. Được thành lập vào năm 2019, Alotaxinoibai nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách và người dân Hà Nội.

Dịch vụ của Alotaxinoibai bao gồm các loại taxi gia đìnhtaxi liên tỉnhđưa đón sân baytaxi nội bài 4 chỗtaxi nội bài 7 chỗ. Giá cước taxi được niêm yết công khai và được tính theo số kilomet. Cụ thể, giá cước taxi từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài và ngược lại như sau:

  • Taxi 4 chỗ: 170.000 đồng/chiều
  • Taxi 5 chỗ: 180.000 đồng/chiều
  • Taxi 7 chỗ: 220.000 đồng/chiều
  • Taxi 16 chỗ: 330.000 đồng/chiều

Để đặt xe Alotaxinoibai, khách hàng có thể gọi điện thoại đến số hotline 0966.310.618 hoặc đặt xe qua trang web chính thức của họ tại Alotaxinoibai.net.

Dịch vụ taxi của Alotaxinoibai được đánh giá cao nhờ vào chất lượng dịch vụ tốt, giá cước hợp lý và đội ngũ lái xe chuyên nghiệp. Alotaxinoibai cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm di chuyển an toàn, thoải mái và tiết kiệm.

Dưới đây là một số ưu điểm của dịch vụ taxi Alotaxinoibai:

  • Giá cước taxi hợp lý, cạnh tranh
  • Dịch vụ chất lượng, xe mới, sạch sẽ
  • Đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, thân thiện
  • Hỗ trợ đặt xe 24/7

Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ taxi nội bài giá rẻ, chất lượng cao, Alotaxinoibai là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, giá cát san lấp, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài
Translate »
Contact Me on Zalo