0966310618

Giá chuyến đi:
Đang cập nhật...

Xem trên bản đồ

Giá trên áp dụng từ 07h00 – 22h00 (Ngoài khung giờ phụ phí 30.000VND-50.000VNĐ) Giá trên chưa bao gồm VAT.

Giá chuyến đi:
Đang cập nhật...

Xem trên bản đồ

Giá trên áp dụng từ 07h00 – 22h00 (Ngoài khung giờ phụ phí 30.000VND-50.000VNĐ) Giá trên chưa bao gồm VAT.

Kinh nghiệm đi Đền Thượng Ba Vì – ngôi đền cổ kính, linh thiêng

Đền Thượng Ba Vì

Ba Vì, một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn có cơ hội khám phá các di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có Đền Thượng Ba Vì.

Đền Thượng Ba Vì, một ngôi đền cổ xưa, thờ Đức Thánh Tản Viên – một trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam. Ngôi đền tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì, nơi có không gian yên bình và khí hậu mát mẻ, tạo nên một không gian tâm linh hấp dẫn.

Nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm Ba Vì, hãy tham khảo các kinh nghiệm du lịch Đền Thượng Ba Vì dưới đây để có một hành trình trọn vẹn và đáng nhớ.

Đền Thượng Ba Vì (hay Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên) là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà khách du lịch Ba Vì nên đến ít nhất một lần. Ngôi đền có kiến trúc cổ kính, nhuốm màu thời gian, tọa lạc trong không gian núi rừng hùng vĩ nên nơi này thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

1. Hướng dẫn đường đi Đền Thượng Ba Vì

Độ cao Đền Thượng Ba Vì? Tọa lạc trên đỉnh núi Tản Viên có độ cao 1.227 mét, Đền Thượng là một điểm đến nổi tiếng nằm trong Vườn quốc gia Ba Vì, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Để đến đền, du khách hãy đi từ bãi đậu xe và rẽ phải qua cổng đền. 

Sau đó, bạn sẽ đi lên khoảng 500 bậc đá để đến đỉnh núi. Trên đường đi, bạn có thể tản bộ và thắp hương cho Đức Thánh Tản Viên để thể hiện lòng thành kính của mình. Bên cạnh đó, du khách cũng có cơ hội thư giãn trong không gian hùng vĩ của núi rừng, hít thở không khí trong lành và lắng nghe tiếng chim hót.

Đền Thượng Ba VìĐền Thượng Ba Vì bao nhiêu bậc? Bạn sẽ đi khoảng 500 bậc để lên đền (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử hình thành Đền Thượng Ba Vì Hà Nội

Tương truyền, Đền Thượng Ba Vì được xây dựng vào thời An Dương Vương. Lịch sử xây dựng ngôi đền cũng đã được ghi chép lại trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Cụ thể, Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng đền thờ thần núi Tản Viên vào năm 1.142. Đền được xây ở ngọn núi cao nhất, có lầu cao 20 tầng. Nhìn vào thế đất cũng có thể thấy được, núi Ba Vì chính là Núi Tổ của nước ta.

Đền Thượng còn được biết đến với tên gọi Chính cung thần điện. Đền Thượng Ba Vì thờ ai? Nơi đây thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, 1 trong 4 vị “Tứ bất tử”.

Tuy nhiên, dưới sự bào mòn của thời gian, ngôi đền cổ này chỉ còn lại 3 pho tượng và 1 bát hương đặt dưới mái núi thắt cổ bồng (gọi là núi Tản Viên). Sau đó, ngôi đền được trùng tu lại vào năm 1993.

Năm 2008 Đền Thượng được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia cùng với Đền Trung và Đền Hạ. Đến năm 2010, Đền Thượng Ba Vì được trùng tu một lần nữa. Ngôi đền vẫn có thế tựa lưng vào núi một cách vững chãi, uy nghiêm.

3. Kiến trúc Đền Thượng Vườn quốc gia Ba Vì

Đền Thượng Ba Vì được chia làm 2 gian: 

  • Nhà Đại Bái là gian bên ngoài, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh thường ngày. 
  • Gian bên trong là hậu cung, chính cung thờ tượng Đức Thánh Tản và tượng của hai người anh em họ để hai bên. 

Bên tả đền là nơi thờ bà Đinh Thị Đen (thân mẫu của ngài), bà Ma Thị Cao Sơn (dưỡng mẫu của ngài) và Công chúa Ngọc Hoa. Bên hữu đền là gian thờ của Thái Bạch Kim Tinh, vị thần đã trao cho Đức Thánh Tản chiếc gậy thần để cứu đời.

Đền Thượng Ba VìĐền Thượng có kiến trúc cổ kính, nằm giữa núi non trùng điệp (Ảnh: Sưu tầm)

Mái đá của Đền Thượng được bao phủ bởi cành lá của cây bách xanh cổ thụ. Những cành cây phủ rêu phong gân guốc, uốn lượn như những con rồng oai phong đang canh giữ ngôi đền. 

Không những thế, trên một vách đá cách đền hơn 100m có một cây bách xanh cổ thụ mọc ra từ kẽ nứt của ngọn núi. Trên đỉnh núi Tản Viên sẽ có tượng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, ban Mẫu Địa và ban Bát Tiên. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp.

4. Giá vé vào Đền Thượng Ba Vì

Khi đến tham quan Đền Thượng Ba Vì, du khách sẽ không phải mất vé vào cổng. Nhưng nếu bạn muốn khám phá Vườn quốc gia Ba Vì thì sẽ phải mua vé vào vườn và phí gửi xe bên ngoài:

Vé tham quan thắng cảnh tại Vườn quốc gia Ba Vì:

  • Người lớn: 60.000 VNĐ
  • Người già, khuyết tật: 30.000 VNĐ
  • Sinh viên: 20.000 VNĐ
  • Học sinh: 10.000 VNĐ

Giá vé gửi xe:

  • Xe máy, xe đạp: 3.000 – 8.000 VNĐ
  • Xe ô tô: 25.000 – 55.000 VNĐ

Giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm. Vì thế, để biết được chính xác giá vé, bạn hãy truy cập trang web của Vườn quốc gia Ba Vì để biết thêm chi tiết nhé!

Đền Thượng Ba VìKhách du lịch Đền Thượng Ba Vì sẽ không mất phí vào cổng (Ảnh: Sưu tầm)

5. Lễ hội Đền Thượng tại Vườn quốc gia Ba Vì 

Tham gia lễ hội Đền Thượng tại Vườn quốc gia Ba Vì là một trải nghiệm thú vị nếu như bạn muốn du lịch gần Hà Nội 1 ngày. Lễ hội này diễn ra quanh năm, đặc biệt là từ Tết đến hết tháng 3. Khi tham gia lễ hội, bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử mà còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp, hít thở không khí trong lành tại đây.

Đền Thượng Ba VìLễ hội Đền Thượng Ba Vì diễn ra long trọng, trang nghiêm (Ảnh: Sưu tầm)

6. Kinh nghiệm đi lễ Đền Thượng Ba Vì 

Bạn có thể tham quan và đi lễ Đền Thượng Ba Vì trong một ngày. Tuy nhiên, khi đến đây, bạn cũng nên lưu ý một vài điều để có một chuyến đi thật suôn sẻ.

6.1. Thời gian đi lễ

Lễ Đền Thượng sẽ diễn ra quanh năm nhưng đặc biệt nhất là từ Tết đến hết tháng 3. Tuy nhiên, đi lễ vào thời gian này sẽ khá đông đúc, chen lấn mệt mỏi. 

Vì thế, bạn có thể chọn tham gia lễ từ tháng 3 trở đi. Lúc này, Đền Thượng sẽ khá vắng, cho bạn tự do tham quan, tận hưởng không khí trong lành.

6.2. Cách sắm lễ Đền Thượng

Đền Thượng Ba Vì thờ các vị thánh nên bạn có thể cúng lễ chay, mặn hoặc ngọt đều được. Lễ mặn thường sẽ có bánh chưng, bánh giầy, xôi gà, giò, thịt luộc. 

Nếu cúng lễ ngọt thì bạn có thể mua bánh trái. Lễ chay sẽ có trái cây, các món chay làm sẵn. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hương và hoa cho các mâm lễ.

Đền Thượng Ba Vì cầu gì? Đền Thượng là nơi cầu bình an, sức khỏe, hạnh phúc ấm no, mưa thuận gió hòa. Ban thờ Mẫu là nơi để cầu tự.

Đền Thượng Ba VìDu khách có thể cúng lễ ngọt, lễ mặn hoặc lễ chay khi đến đền (Ảnh: Sưu tầm)

6.3. Văn khấn Đền Thượng Ba Vì

Đền Thượng Ba VìVăn khấn Đền Thượng Ba Vì (Ảnh: Sưu tầm) 

6.4. Một số lưu ý khi lễ Đền Thượng

Đền Thượng Ba Vì là một địa điểm du lịch tâm linh nên khi đến đây du lịch, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo.
  • Giữ gìn vệ sinh cảnh quan chung, không vứt rác bừa bãi.
  • Giữ không khí trang nghiêm, không nói tục hay chửi bậy.
  • Vì bạn cần phải đi lên nhiều bậc thang nên nếu thấy mệt, bạn hãy dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh, không nên để quá sức.
  • Xe ô tô 45 chỗ chỉ được phép đi đến Cốt 400m. 

6.5. Những địa điểm đi lễ quanh Đền Thượng

Sau khi đã tham quan Đền Thượng thì du khách có thể ghé qua các địa điểm du lịch gần đó để đi lễ như:

  • Khu di tích Đền thờ Bác Hồ: Ngôi đền tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy Ba Vì, trưng bày hình ảnh, hiện vật về Bác rất trang trọng, linh thiêng. Du khách đến Ba Vì đều ghé đến đây để thắp hương dâng lên Bác Hồ kính yêu.
  • Đền Trung: Ngôi đền có kiến trúc cổ kính, là nơi thờ bà Ma Thị Cao Sơn, mẹ nuôi của Đức Thánh Tản Viên. Đền còn có  miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật để du khách đến dâng lễ.  
  • Đền Hạ: Đền mang nét kiến trúc truyền thống, là nơi thờ Tam vị Đức Thánh Tản. Nơi đây thu hút nhiều du khách đến tham quan và dâng hương.
  • Chùa Tản Viên Sơn: Là nơi du khách đến hành lễ, chiêm bái và tìm đến sự tĩnh tại. 
  • Khu di tích lịch sử K9: Là khu di tích lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ. 

7. Các địa điểm tham quan hấp dẫn gần Đền Thượng

Trong Vườn quốc gia Ba Vì, ngoài Đền Thượng còn nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác du khách không nên bỏ qua.

7.1. Nhà kính xương rồng

Nhà kính là nơi sưu tầm rất nhiều loại xương rồng quý hiếm, độc đáo, vừa hoang sơ vừa bí ẩn. Nơi đây là tọa độ check in nổi tiếng của các bạn trẻ, chỉ cần bước vào nhà kính, bạn sẽ có ngay những tấm ảnh nghìn like.

Đền Thượng Ba VìNhà kính xương rồng mang nét đẹp hoang sơ, kỳ bí (Ảnh: Sưu tầm) 

7.2. Đền thờ Bác Hồ

Đền thờ Bác Hồ được xây dựng theo phong cách truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Nơi đây là địa điểm mà bất cứ khách du lịch nào đến vườn quốc gia cũng đều ghé thăm và dâng hương lên Bác để bày tỏ lòng thành kính.

Đền Thượng Ba VìĐền thờ Bác Hồ trong Vườn quốc gia Ba Vì (Ảnh: Sưu tầm) 

7.3. Tháp Bảo Thiên

Gần đền thờ Bác Hồ chính là tháp Bảo Thiên. Tháp còn có tên gọi là Báo thiên bảo tháp, được khánh thành vào năm 2010, đứng uy nghiêm trên đỉnh núi, gồm có 13 tầng, cao 26,9m. Tháo Bảo Thiên có 88 pho tượng lớn nhỏ và 8 vị Kim cương, được quay về 8 hướng.

Đền Thượng Ba VìTháp Bảo Thiên sừng sững, uy nghi trên đỉnh núi (Ảnh: Sưu tầm) 

7.4. Nhà thờ cổ

Nhà thờ nằm bên trong một khu rừng cổ thụ xanh mướt, đã bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Phần mái của nhà thờ đã không còn, các bức tường phủ đầy rêu phong tạo nên một khung cảnh đầy u tối, ma mị.

Trên tường, các dấu thập tự cổ kính đã mờ màu, ánh nắng chiều hắt lên trông rất huyền ảo. Nơi này là điểm đến hấp dẫn cho các bạn trẻ để chụp những bức ảnh tuyệt đẹp.

Đền Thượng Ba VìNhà thờ cổ nhuốm màu rêu phong cổ kính (Ảnh: Sưu tầm) 

7.5. Rừng hoa dã quỳ

Từ tháng 11 đến tháng 12 là mùa hoa dã quỳ Ba Vì nở rộ. Bạn sẽ thấy khắp nơi ngập tràn sắc vàng rực rỡ của hoa. Chỉ cần di chuyển trên đường đến vườn quốc gia, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sắc hoa tuyệt đẹp này dọc hai bên đường.

Đền Thượng Ba VìTháng 11, 12 là mùa hoa dã quỳ tại Ba Vì (Ảnh: Sưu tầm) 

Alotaxinoibai – Phục vụ dịch vụ taxi nội bài – Hà Nội

Alotaxinoibai là dịch vụ taxi sân bay giá rẻ, chuyên phục vụ các tuyến đường từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài và ngược lại. Được thành lập vào năm 2019, Alotaxinoibai nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách và người dân Hà Nội.

Dịch vụ của Alotaxinoibai bao gồm các loại taxi gia đìnhtaxi liên tỉnhđưa đón sân baytaxi nội bài 4 chỗtaxi nội bài 7 chỗ. Giá cước taxi được niêm yết công khai và được tính theo số kilomet. Cụ thể, giá cước taxi từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài và ngược lại như sau:

  • Taxi 4 chỗ: 170.000 đồng/chiều
  • Taxi 5 chỗ: 180.000 đồng/chiều
  • Taxi 7 chỗ: 220.000 đồng/chiều
  • Taxi 16 chỗ: 330.000 đồng/chiều

Để đặt xe Alotaxinoibai, khách hàng có thể gọi điện thoại đến số hotline 0966.310.618 hoặc đặt xe qua trang web chính thức của họ tại Alotaxinoibai.net.

Dịch vụ taxi của Alotaxinoibai được đánh giá cao nhờ vào chất lượng dịch vụ tốt, giá cước hợp lý và đội ngũ lái xe chuyên nghiệp. Alotaxinoibai cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm di chuyển an toàn, thoải mái và tiết kiệm.

Dưới đây là một số ưu điểm của dịch vụ taxi Alotaxinoibai:

  • Giá cước taxi hợp lý, cạnh tranh
  • Dịch vụ chất lượng, xe mới, sạch sẽ
  • Đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, thân thiện
  • Hỗ trợ đặt xe 24/7

Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ taxi nội bài giá rẻ, chất lượng cao, Alotaxinoibai là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phúc Lộc Tài, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, giá cát san lấp, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài
Translate »
Contact Me on Zalo